Mục lục
Có rất nhiều lý do khiến hàng bán của doanh nghiệp sau khi xuất bán bị trả lại bao gồm cả những lý do chủ quan và lý do khách quan. Dù là lý do gì thì việc hạch toán hàng bán bị trả lại cũng cần được ghi nhận để đảm bảo tính chính xác cho thông tin kế toán.
1. Các tài khoản sử dụng khi hạch toán hàng bán bị trả lại
1.1. Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại
Đây là tài khoản cấp 2 của tài khoản 521. Tài khoản 5212 dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, mất phẩm chất và không đúng quy cách theo các khoản trong hợp đồng bị người mua trả lại trong kỳ.
1.2. Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ, số thuế thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
1.3. Tài khoản 632 – Giá vốn bán hàng
Dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
Ngoài ra, tài khoản 632 còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn)…
1.4. Tài khoản 156 – Hàng hóa
Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hóa bao gồm: hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Hàng hóa các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ).
Trường hợp hàng hóa Doanh nghiệp mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì Doanh nghiệp vẫn phản ánh vào tài khoản 156 – Hàng hóa.
1.5. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
Tài khoản 511 được sử dụng để phản ánh doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán gồm:
-
Bán hàng: Hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, do doanh nghiệp mua về hoặc bán bất bất động sản đầu tư
-
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc theo hợp đồng đã thoả thuận trước trong một hoặc nhiều kỳ cho các loại hình kinh doanh
-
Doanh thu khác phát sinh (nếu có)
2. Các chứng từ cần có khi tiến hành hạch toán hàng bán bị trả lại?
Khi tiến hành hạch toán bàng bán bị trả lại, ta cần những chứng từ sau:
-
Biên bản trả hàng: thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa, lý do trả hàng, và xác nhận của các bên liên quan
-
Hóa đơn điều chỉnh: để giảm số lượng và giá trị của hàng bán đã xuất hóa đơn ban đầu.
-
Phiếu nhập kho hàng trả lại: Chứng từ này ghi nhận việc hàng hóa trả lại được nhập lại vào kho, thông tin như số lượng, loại hàng hóa, ngày nhập kho, và người thực hiện.
-
Biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa: Nếu hàng hóa trả lại liên quan đến vấn đề chất lượng, cần có biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa
3. Các cách hạch toán hàng bán bị trả lại
3.1. Trường hợp Bán Hàng (bên bị trả lại hàng)
a. Khi xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng
-
Ghi nhận Doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 33311 (nếu có)
-
Ghi nhận Giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156
b. Khi nhận hóa đơn hàng bán trả lại
-
Khi nhập kho: Hạch toán giảm giá vốn của hàng bị trả lại:
Nợ TK 156
Có TK 632
-
Ghi giảm Doanh thu:
Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Số tiền chưa thuế) (Nếu theo TT 200)
Nợ TK 511 – (Nếu theo Thông tư 133)
Nợ TK 33311 – (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,. . .Tổng số tiền trên hóa đơn.
-
Nếu có các chi phí liên quan trong quá trình trả lại hàng:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)
Có các TK 111, 112. . .
-
Cuối kì kết chuyển (TT 200)
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111, 5112)
Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại
3.2. Trường hợp Mua Hàng (bên trả lại hàng)
a. Khi nhận được hóa đơn mua hàng
-
Ghi tăng hàng hóa, Tài sản
Nợ TK 156, 152, 153, 211 …
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
b. Khi xuất hóa đơn trả lại hàng
Nợ TK 1111/ TK 1121/ TK 331 – Số tiền được trả lại
Có TK 156, 152, 153 … – Hàng hóa trả lại (giá chưa thuế)
Có TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có)
4. FAQ về hạch toán hàng bán bị trả lại?
Hạch toán hàng bán bị trả lại là một chủ đề quan trọng trong kế toán, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Dưới đây là 4 câu hỏi thường gặp (FAQ) về hạch toán hàng bán bị trả lại cùng với câu trả lời chi tiết:
4.1. Có cần phải xuất hóa đơn điều chỉnh khi hàng bán bị trả lại không?
Có, khi khách hàng trả lại hàng, doanh nghiệp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu. Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ lý do điều chỉnh, số lượng hàng trả lại, và số tiền điều chỉnh tương ứng. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các báo cáo tài chính và thuế.
4.2. Hàng bán bị trả lại có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như thế nào?
Hàng bán bị trả lại ảnh hưởng đến báo cáo tài chính ở các khía cạnh sau:
-
Giảm doanh thu thuần
-
Giảm công nợ phải thu
-
Tăng hàng tồn kho (nếu hàng hóa có thể bán lại)
-
Ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp
4.3. Khi lập hóa đơn trả lại hàng, bên mua có cần phải ghi lý do trả lại hàng không?
Bên mua phải ghi rõ lý do trả lại hàng trên hóa đơn.
4.4. Trong trường hợp hóa đơn bán hàng và hóa đơn hàng bị trả lại cùng kỳ và bên mua trả lại toàn bộ hàng thì bên bán và bên mua có cần kê khai 2 hóa đơn này không?
Cả bên bán và bên mua đều không cần kê khai 2 hóa đơn này vì 2 hóa đơn này đã bù trừ giá trị cho nhau trên cùng chỉ tiêu kê khai.
Trên đây là cách hạch toán hàng bán bị trả lại và các thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói bên Hinh Lam để hiểu rõ hơn về hạch toán hàng bán bị trả lại. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0274.626.7789 để được tư vấn nhé!!