Mục lục
Hạch toán thanh lý tài sản cố định là những tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được, bị lạc hậu về kỹ thuật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Khi có tài sản cần thanh lý, công ty cổ phần phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
1. Các tài khoản sử dụng khi hạch toán thanh lý tài sản cố định

1.1 Nợ tài khoản 111, 112, 131
Tài khoản 111 – Tiền mặt: được sử dụng để ghi nhận các giao dịch liên quan đến tiền mặt
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng: Được sử dụng để phản ánh các khoản tiền gửi tại ngân hàng của đơn vị kế toán
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng: Các khoản nợ phải thu của khách hàng phát sinh từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
1.2 Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp ví dụ như:
-
Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
-
Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
-
Thu từ bán phế liệu, phế phẩm
-
Thu nhập từ các khoản nợ phải trả nhưng không tìm được chủ nợ
-
Thu nhập khác như lãi chênh lệch tỷ giá, lãi từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn
1.3 Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Phản ánh số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
1.4 Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định
Tài khoản 214 dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các Tài sản cố định và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá tình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT
1.5 Tài khoản 211 – Tài sản cô định hữu hình
Dùng để phản ánh giá trị hiện có hình thức vật chất, có thể nhìn thấy và chạm được và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
1.6 Nợ Tài Khoản 811 – Chi phí khác
Phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý).
2. Các chứng từ cần có khi hạch toán khi thanh lý tài sản cố định
Khi tiến hành hạch toán thanh lý tài sản cô định, ta cần những chứng từ sau:
-
Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định
-
Biên bản kiểm kê tài sản
-
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
-
Biên bản thanh lý tài sản cố định
-
Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý
-
Hóa đơn bán TSCĐ
-
Giấy tờ xác nhận giá trị tài sản
-
Biên bản giao nhận tài sản
-
Phiếu thu hoặc biên bản thanh toán tiền thanh lý
-
Biên bản hủy tài sản cố định
3. Cách hạch toán khi thanh lý tài sản cố định và ví dụ
Tài sản cố định là công cụ lao động quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp tham gia vào chu trình sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy khi tài sản cố định bị hỏng, không thực hiện được vai trò của mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý tài sản đó. Dưới đây là một số cách thanh lý phổ biến:

3.1. Thanh lý TSCĐ dùng cho nội bộ, dự án
-
Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 466 (theo 200): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Trị giá đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thanh lý.
-
Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 466 (theo TT200): Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 3331 : Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
-
Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 466 (theo 200): Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ
Có TK 111, 112 …: Tổng trị giá đã chi thanh lý TSCĐ.
Ví dụ 2.1:
Doanh nghiệp A quyết định thanh lý một máy móc sản xuất đã cũ và không còn sử dụng được nữa. Giá trị ban đầu của máy móc này là 100 triệu đồng, và sau một thời gian sử dụng, giá trị hao mòn được ước tính là 60 triệu đồng. Doanh nghiệp đã bán máy móc này với giá 40 triệu đồng. Hãy ghi nhận các khoản trong quá trình thanh lý này. Cách hạch toán:
-
Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 466 (theo Mã số 200): 60 triệu đồng (giá trị còn lại của TSCĐ sau hao mòn).
Nợ TK 214: 40 triệu đồng (trị giá đã hao mòn của TSCĐ).
Có TK 211: 100 triệu đồng (nguyên giá TSCĐ đã thanh lý).
-
Phản ánh số tiền thu về từ thanh lý TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112,…: 40 triệu đồng (tổng giá trị thu về khi thanh lý TSCĐ).
Có TK 466 (theo Thông tư số 200): 100 triệu đồng (nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ).
Có TK 3331: Nếu có các khoản thuế và phí nộp cho Nhà nước.
-
Phản ánh số tiền chi phát sinh từ thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 466 (theo Mã số 200): 20 triệu đồng (tổng giá trị chi phát sinh khi thanh lý TSCĐ).
Có các TK 111, 112,…: 20 triệu đồng (tổng giá trị chi phát sinh từ thanh lý TSCĐ).
=> Với ví dụ trên, kế toán viên có thể ghi nhận và phản ánh đầy đủ các giao dịch liên quan đến thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp X.
3.2. Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Khi hạch toán thanh lý TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi theo nguyên tắc:
-
Giảm hết tài khoản nguyên giá, hao mòn lũy kế của tài sản đó
-
Thu nhập từ hoạt động thanh lý TSCĐ được hạch toán vào tài khoản 711 – thu nhập khác
-
Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý tài sản cố định hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác
Cách hạch toán:
-
Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:
Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.
-
Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.
-
Khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ
Có các TK 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.
3.3. Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi
-
Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm tài sản cố định nhượng bán, ghi:
Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ thanh lý.
-
Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 3532: Quỹ phúc lợi
Có TK 3331: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
-
Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 3532: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ
Ví dụ 2.3:
Doanh nghiệp XYZ quyết định thanh lý một chiếc máy chiếu cũ được sử dụng trong hoạt động văn hóa của công ty. Máy chiếu này đã hoạt động trong 5 năm và giá trị còn lại của nó là 0 đồng. Doanh nghiệp đã bán máy chiếu này với giá 2.000.000 đồng.
Cách hạch toán:
-
Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của TSCĐ đã thanh lý (0 đồng).
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của TSCĐ đã thanh lý (0 đồng).
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ đã thanh lý (0 đồng).
-
Phản ánh số tiền thu về từ thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111 (Tiền mặt): 2.000.000 đồng.
Có TK 3532 (Quỹ phúc lợi): 2.000.000 đồng.
-
Phản ánh số tiền chi phát sinh từ thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 3532 (Quỹ phúc lợi): 2.000.000 đồng.
Có TK 111 (Tiền mặt): 2.000.000 đồng.
Như vậy, sau khi thanh lý máy chiếu, doanh nghiệp đã thu về 2.000.000 đồng và ghi nhận chi phát sinh tương ứng.
3.4. Thanh lý TSCĐ khi thực hiện phá dỡ
Khi phá dỡ, thanh lý TSCĐ là bệ đỡ, móng máy mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Cách ghi tài khoản khi hạch toán phá dỡ TSCĐ:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Ví dụ 2.4:
Công ty ABC quyết định tháo dỡ một máy móc sản xuất đã hết hạn sử dụng. Máy móc này có nguyên giá ban đầu là 100 triệu đồng.
Cách hạch toán:
Nợ tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn):
Số tiền hao mòn tính theo quy định là 80 triệu đồng (giả sử).
Ghi nợ tài khoản 214 với số tiền 80 triệu đồng.
Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại):
Giá trị còn lại của máy móc sau khi tháo dỡ là 20 triệu đồng (100 triệu đồng – 80 triệu đồng).
Ghi nợ tài khoản 811 với số tiền 20 triệu đồng.
Có tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá):
Ghi có tài khoản 211 với số tiền 100 triệu đồng (nguyên giá ban đầu của máy móc)
4. FAQ về hạch toán thanh lý tài sản cố định
Hạch toán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) là quá trình ghi nhận các bút toán kế toán khi doanh nghiệp bán, thanh lý hoặc tiêu hủy tài sản cố định. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp (FAQ) về hạch toán thanh lý tài sản cố định:

4.1 Hạch toán thanh lý tài sản cố định có ảnh hưởng gì đến báo cáo tài chính?
Việc hạch toán thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) có những ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
-
Báo cáo kết quả kinh doanh: Tổng thu nhập và chi phí vị ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế
-
Bảng cân đối kế toán: Giá trị TSCĐ và hao mòn lũy kế sẽ giảm.
4.2 Có cần kiểm kê tài sản cố định trước khi thanh lý không?
Có, việc kiểm kê tài sản cố định trước khi thanh lý là rất cần thiết để xác nhận tình trạng thực tế của tài sản, xác định giá trị còn lại và đảm bảo việc thanh lý được thực hiện đúng quy trình và quy định.
Trên đây là cách hạch toán thanh lý tài sản cố định và các thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số dịch vụ kế toán bên Hinh Lam để hiểu rõ hơn về hạch toán. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0274.626.7789 để được tư vấn nhé!!