Tin tức

Mục lục
Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là quy trình ghi nhận và theo dõi các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà một công ty phải trả cho nhà nước. Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

1. Các tài khoản sử dụng khi Hạch toán thuế TNDN

1.1. Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp là tài khoản dùng để phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Tài khoản này ghi nhận các khoản thuế TNDN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp trong kỳ kế toán.

1.2. TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản 821 – Là tài khoản dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mà một doanh nghiệp phải chịu trong kỳ kế toán.
Tài khoản này được chia thành 2 tài khoản chi tiết:
  • Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
  • Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

1.3. Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài khoản 243 – dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Đây là một phần trong hệ thống tài khoản kế toán để theo dõi các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, nhằm phản ánh đúng đắn các khoản chi phí thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính.

2. Các chứng từ cần có khi tiến hành hạch toán thuế TNDN

Khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các chứng từ và tài liệu cần thiết để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của các bút toán bao gồm:
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN của người lao động
  • Hồ sơ đăng ký mã số thuế cho người lao động
  • Bản cam kết 08/CK-TNCN không khấu trừ 10% thuế TNCN
  • Giấy nộp thuế vào ngân sách nhà nước
  • Hồ sơ giảm trừ gia cảnh của người lao động
  • Bảng lương và Chứng từ thanh toán tiền lương, thưởng…

3. Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 17, Thông tư số 156/2013/TT-BTC xác định hạch toán thuế TNDN như sau:
Khi tính thuế TNDN:
  • Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
  • Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN:
  • Nợ TK 3334 : Thuế TNDN
  • Có các TK 111, 112
Hạch toán cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn thuế TNDN tạm tính ở các quý trong năm, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN còn phải nộp, ghi:
  • Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
  • Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi mang tiền đi nộp thuế TNDN, ghi:
  • Nợ TK 3334: Thuế TNDN
  • Có các TK 111, 112
Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế TNDN tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
  • Nợ TK 3334: Thuế TNDN
  • Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
Trường hợp TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn so với số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
  • Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
  • Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Trong trường hợp phát hiện ra sai sót của năm trước thì doanh nghiệp phải hạch toán thuế TNDN tăng hoặc giảm của năm trước nào chi phí thuế hiện hành của năm phát hiện ra sai sót.
Nếu thuế TNDN của năm trước phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi:
  • Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
  • Có TK 3334: Thuế TNDN
Mang tiền đi nộp thuế TNDN:
  • Nợ TK 3334: Thuế TNDN
  • Có các TK 111, 112
Nếu thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước trong năm hiện tại:
  • Nợ TK 3334: Thuế TNDN
  • Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN

4. FAQ về hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

4.1. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hạch toán thuế TNDN để tránh sai sót?

Khi hạch toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau để tránh sai sót:
  • Đảm bảo tất cả các chứng từ liên quan đều hợp pháp và hợp lệ
  • Kiểm tra tính chính xác của các số liệu trong báo cáo tài chính và tờ khai thuế
  • Đối chiếu các khoản thu nhập và chi phí với sổ sách kế toán
  • Thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết
  • Tuân thủ các quy định và hướng dẫn của cơ quan thuế để tránh vi phạm và bị phạt.

4.2. Khi nào doanh nghiệp cần hoàn nhập chi phí thuế TNDN?

Doanh nghiệp cần hoàn nhập chi phí thuế TNDN trong các trường hợp sau:
  • Thuế TNDN tạm nộp cao hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi quyết toán thuế.
  • Khoản dự phòng thuế TNDN hoãn lại không còn cần thiết hoặc thay đổi do điều chỉnh lợi nhuận tính thuế.
Trên đây là cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo dịch vụ kế toán thuế theo nhu cầu bên Hinh Lam để hiểu rõ hơn về hạch toán. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0274.626.7789 để được tư vấn nhé!!